Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng bao gồm những gì?

Bạn dự định mở cửa hàng bán lẻ nhưng lại mơ hồ về thủ tục đăng ký kinh doanh? Bạn lo ngại về thời gian cần thiết cho việc mở cửa hàng kinh doanh? Trong bài viết này, hãy cùng Ruby khám phá ngay các bước thủ tục để xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng nhé!

1. Cơ sở pháp lý đăng ký kinh doanh cửa hàng

  • Luật Doanh Nghiệp 2020
  • Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
  • Nghị định 01/2001/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

2. Khi nào cá nhân, hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại nhưng không thuộc tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật bao gồm các đối tượng sau:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo): Các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định
  • Buôn bán vặt: Hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt: Hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định
  • Buôn chuyến: Hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Vì thế, nếu mô hình hoạt động thương mại của bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì không phải đăng ký kinh doanh. Còn không thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng

Trải nghiệm học thử MIỄN PHÍ khóa học "Mở khóa kinh doanh cửa hàng bán lẻ" của Rubytienloi tại đây

3. Quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng

Để hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng, bạn cần nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh của UBND quận/huyện (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc nộp đăng ký hộ kinh doanh online qua mạng.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm những giấy tờ gì?

  • Đơn đề nghị (theo mẫu do luật định): Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm những thông tin cơ bản như Tên, số điện thoại, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, Số vốn kinh doanh, Số lao động, …
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh
  • Danh sách thành viên góp vốn (nếu hộ kinh doanh có từ 2 người góp vốn trở lên)
  • Bản sao Sổ hộ khẩu của cá nhân thành lập hộ kinh doanh
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê nhà (trường hợp nhà ở do thuê)

Xem thêm: 6 phương thức thanh toán phổ biến trong siêu thị mini

thủ tục đăng ký kinh doanh
Thủ tục đăng ký kinh doanh gồm giấy tờ gì?

Thời hạn giải quyết việc đăng ký kinh doanh

Thời gian cấp đăng ký kinh doanh: 03 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp đủ hồ sơ hợp lệ

Thời gian tiếp nhận yêu cầu và trả kết quả: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ

Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Nếu hồ sơ đăng ký không đạt yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ có trách nhiệm thông báo rõ các chỉnh sửa cần thiết trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày bạn thực hiện thủ tục mở cửa hàng.

Trường hợp sau 03 ngày làm việc từ ngày làm thủ tục đăng ký kinh doanh mà bạn không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoặc thông báo yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ, bạn có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Mỗi đầu tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi danh sách các hộ kinh doanh đã đăng ký trong tháng trước đến cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh và các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

4. Một số lưu ý sau khi đăng ký kinh doanh

Trong vòng 03 ngày làm việc kế tiếp sau khi hoàn tất thủ tục mở cửa hàng kinh doanh, bạn cần tiến hành đăng ký mã số thuế.

Khi đăng ký kinh doanh cá nhân, bạn sẽ phải nộp các loại thuế như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Thuế phải nộp phụ thuộc vào doanh thu của cửa hàng:

  • Nếu doanh thu trung bình hàng năm vượt quá 500 triệu đồng, mức thuế môn bài trong năm là 1 triệu đồng.
  • Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu/năm, mức thuế là 500 nghìn đồng.
  • Doanh thu từ 100 triệu đến 300 triệu/năm, mức đóng là 300 nghìn đồng.
  • Nếu doanh thu chỉ đạt 100 triệu/năm, theo thông tư 92/2015/TT – BTC, bạn sẽ không phải đóng thuế này, áp dụng cho thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân…

Trong trường hợp cơ quan kiểm tra không nhận được chứng từ xuất xứ hàng hóa, vi phạm quy định về hàng hóa và có thể bị xử phạt hành chính theo điều 21 của nghị định 185/2013/NĐ – CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại…

Mức phạt từ 200 nghìn đến 400 nghìn nếu giá trị hàng hóa vi phạm dưới 1 triệu đồng, hoặc có mức phạt cao hơn tùy theo giá trị hàng hóa vi phạm.

5. Kết luận

Trên đây là thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mà Ruby đã chia sẻ với bạn. Mong rằng bạn sẽ sớm hoàn thiện đầy đủ giấy phép kinh doanh cửa hàng sớm để hoạt động thuận lợi và đúng quy định nhé! Ruby chúc bạn kinh doanh thành công!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top