Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi đang đối diện với môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt bởi sự chiếm lĩnh của các thương hiệu lớn như Winmart, Circle K trên thị trường chủ đạo. Tuy nhiên, ở một khu vực, mô hình này vẫn còn khá mới mẻ và đầy tiềm năng. Bạn có thể lựa chọn mở cửa hàng tiện lợi mini để tận dụng cơ hội này.
Để tìm hiểu cách mở một cửa hàng tiện lợi gặp ít khó khăn nhất, khám phá 10 bí quyết mở cửa hàng tiện lợi thành công 100% mà Ruby đã rút ra được khi mở chuỗi của hàng tiện lợi SS Mart và thu hút được lượng khách đông đảo trong bài viết hôm nay.
1. Nghiên cứu thị trường khi mở cửa hàng tiện lợi
Với nhịp sống ngày càng hối hả, đặc biệt là tại các thành phố lớn, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sự tiện lợi, nhanh chóng và đa dạng sản phẩm mà mô hình cửa hàng tiện lợi mang lại. Vậy nên, để có thể “tồn tại” và duy trì mô hình cửa hàng tiện lợi giữa muôn vàn cửa hàng nhỏ lẻ khác, bạn cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và triển khai các chiến lược phù hợp. Dưới đây là một số nội dung mà chủ doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ và nghiên cứu kĩ để hiểu hơn về thị trường xung quanh:
Các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng:
- Giới trẻ: Là đối tượng khách hàng tiềm năng cho các siêu thị mini với nhu cầu cao về thực phẩm tiện lợi, đồ ăn vặt, thức uống giải khát
- Nhân viên văn phòng: Nhu cầu mua sắm nhanh chóng vào giờ nghỉ trưa, sau giờ làm việc.
- Gia đình: Nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt gia đình.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:
- Xác định đối thủ: Cần xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của siêu thị mini trong khu vực.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu: Phân tích sản phẩm, dịch vụ, giá cả, chiến lược marketing,… của các đối thủ để đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp.
- Lựa chọn đối thủ cạnh tranh chính: Lựa chọn một hoặc hai đối thủ cạnh tranh chính để tập trung nghiên cứu và theo dõi.
Lựa chọn xu hướng theo thị hiếu và người tiêu dùng:
- Thực phẩm tươi sống: Nhu cầu về thực phẩm tươi sống, rau củ quả, thịt, cá,… ngày càng tăng cao tại các siêu thị mini.
- Dịch vụ đi kèm: Nhiều siêu thị mini cung cấp thêm các dịch vụ như thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, rút tiền ATM,… để thu hút khách hàng.
- Mua sắm trực tuyến: Xu hướng mua sắm trực tuyến phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi các cửa hàng tiện lợi cần thích ứng bằng việc triển khai bán hàng online trên các nền tảng như: Grab, Shopee, giao hàng tận nơi qua hotline,…
2. Vị trí “kim cương” cho cửa hàng tiện lợi bứt phá doanh thu
Việc lựa chọn vị trí mặt bằng phù hợp là yếu tố then chốt quyết định thành công cho mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Một vị trí đẹp sẽ thu hút lượng lớn khách hàng, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một số tiêu chí quan trọng cần cân nhắc ngoài thuận tiện cho khách hàng ra khi lựa chọn mặt bằng cho cửa hàng tiện lợi, bạn cũng phải lưu ý như: diện tích, giá thuê, thủ tục pháp lý và an ninh.
Tọa lạc tại nơi tập trung đông dân cư, đặc biệt là khu vực có mật độ cao, thu nhập tốt, ưa chuộng sự tiện lợi như khu dân cư, chung cư, khu đô thị. Cửa hàng tiện lợi sẽ trở thành “người bạn hàng xóm” lý tưởng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cư dân một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp có thể xem xét để kết hợp với các tiện ích như trường học, bệnh viện, văn phòng, khu vui chơi giải trí sẽ tạo thành điểm đến “hoàn hảo”, thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Lựa chọn vị trí có an ninh tốt, camera giám sát đầy đủ để đảm bảo an toàn cho khách hàng và tài sản của chính doanh nghiệp mình. Hãy luôn khảo sát kỹ lưỡng khu vực dự định mở siêu thị để “né” các “đối thủ nặng ký”, tránh đi những điều bất lợi ở phía mình và hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến mặt bằng để tránh vi phạm pháp luật và đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ.
Trải nghiệm học thử MIỄN PHÍ khoá học “Mở khoá kinh doanh cửa hàng bán lẻ” của Rubytienloi tại đây
3. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ
Thời đại bùng nổ công nghệ và nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ là chiến lược chủ chốt giúp cửa hàng tiện lợi bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường. Nhờ áp dụng chiến lược này hiệu quả, cửa hàng tiện lợi sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng, gia tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời tạo dựng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Trong khi thị trường đang ngày càng gia tăng thêm các siêu thị tiện lợi, vậy tại sao ta không nâng cao trải nghiệm khách hàng chỉ duy nhất bằng cách cung cấp cho khách hàng tất cả những mặt hàng họ cần chỉ ngay trong cửa hàng của chúng ta.Kết hợp với thị hiếu của nhóm khách du lịch, các chủ của cửa hàng tiện lợi có thể cung cấp các dịch vụ tiện ích như thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, rút tiền ATM,…Triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi, đặt hàng online qua các nền tảng trực tuyến như: Grab, Shopee để phục vụ khách hàng bận rộn, không có thời gian đến cửa hàng cùng kết hợp với các dịch vụ khác như bán thức ăn nhanh đi kèm các loại nước uống giải khát phù hợp với nhóm đối tượng trẻ,… để tạo thành điểm đến đa chức năng, thu hút được nhiều tệp khách hàng cùng một lúc. Để đem các sản phẩm và dịch vụ trở thành “chìa khóa vàng” cho thành công của cửa hàng tiện lợi thì việc đầu tư các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng và nhằm tri ân khách hàng thân thiết.
4. Chất lượng và giá cả cạnh tranh
Cửa hàng tiện lợi cần chú trọng đến hai yếu tố then chốt: chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh. Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này sẽ tạo nên được lượng lớn khách hàng, gia tăng doanh thu và gặt hái thành công trong thị trường bán lẻ sôi động.
Luôn ưu tiên chất lượng sản phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bởi đây là yếu tố tiên quyết để tạo dựng lòng tin của khách hàng. Cửa hàng cần chú trọng lựa chọn nguồn cung cấp uy tín, đảm bảo sản phẩm luôn tươi mới, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, bắt kịp xu hướng và thị hiếu người tiêu dùng để bổ sung các sản phẩm mới mẻ, có bao bì sản phẩm đẹp mắt, thu hút, độc đáo để thu hút sự quan tâm, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Cửa hàng tiện lợi luôn phải niêm yết giá bán sản phẩm cụ thể, rõ ràng trên kệ hàng hoặc hóa đơn bán hàng, tránh các tình trạng gian lận giá cả, gây mất lòng tin cho khách hàng. Các chủ doanh nghiệp cần có kế hoạch rõ ràng, mục tiêu khách hàng hướng tới ai để đưa ra các mức giá bán cho từng sản phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, cạnh tranh so với thị trường. Thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tích điểm đổi quà,… để thu hút khách hàng, tăng doanh thu bán hàng.
5. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng ở cửa hàng tiện lợi
Khi khách hàng hài lòng với dịch vụ và sản phẩm ở cửa hàng tiện lợi của bạn, họ sẽ có xu hướng quay lại cửa hàng nhiều hơn, điều này nghe tưởng chừng là đơn giản nhưng lại là một cách để giúp các chủ doanh nghiệp giảm chi phí quảng cáo, nâng cao uy tín thương hiệu trong mắt người tiêu dùng và quan trọng là sẽ giúp tăng doanh thu bán hàng. Dưới đây là một số chiến lược hiệu quả để xây dựng mối quan hệ với khách hàng ở cửa hàng tiện lợi:
- Luôn chào đón khách hàng nhiệt tình: Mỉm cười và chào hỏi khách hàng khi họ bước vào cửa hàng, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm sản phẩm và luôn nhớ cảm ơn khi tiễn họ ra cửa
- Tạo dựng chương trình khách hàng thân thiết: cung cấp thẻ thành viên cho khách hàng để nhận ưu đãi và tích điểm đổi quà. Ngoài ra có thể gửi tin nhắn, email thông báo về các chương trình khuyến mãi và ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết và tổ chức các sự kiện dành riêng cho khách hàng thân thiết.
- Sử dụng công nghệ để kết nối với khách hàng: Phát triển ứng dụng di động cho phép khách hàng đặt hàng online, thanh toán trực tuyến và nhận thông tin về các chương trình khuyến mãi.
6. Quản lý hàng tồn kho hiệu quả
Việc kiểm soát tốt lượng hàng tồn kho sẽ giúp cửa hàng tránh tình trạng tồn kho quá nhiều dẫn đến lãng phí, mất giá trị, hoặc hết hàng đột ngột gây ảnh hưởng đến doanh thu. Làm chủ doanh nghiệp, luôn phải lập kế hoạch hàng tồn kho để xác định rõ mức tồn kho tối thiểu và tối đa cho từng mặt hàng, kết hợp cùng phần mềm quản lý hàng tồn kho chuyên dụng để theo dõi số lượng hàng hóa, hạn sử dụng, giá cả,… bởi phần mềm sẽ giúp tự động hóa các quy trình quản lý hàng tồn kho như nhập kho, xuất kho, kiểm kê,… tiết kiệm thời gian và nhân công.
Quản lý hàng tồn kho hiệu quả là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực vậy nên việc thực hiện kiểm kê hàng tồn kho thường xuyên là điều cần thiết để phát hiện sai sót và điều chỉnh số liệu kịp thời đồng thời có thể loại bỏ những mặt hàng hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng. Ngoài ra có thể bổ sung các lớp đào tạo nhân viên để hướng dẫn cách sử dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho hiệu quả và tăng cường ý thức trách nhiệm của nhân viên trong việc bảo quản và quản lý hàng hóa.
7. Tiếp thị và quảng cáo hiệu quả cho cửa hàng tiện lợi
Ngành truyền thông bán lẻ đang dần được nhiều khách hàng quan tâm thông qua các nền tảng trực tuyến như: Tiktok Shop, Grab, … Đây đều là những nền tàng dễ dàng tiếp cận bởi khách hàng có thể vừa dễ dàng giải trí mà vẫn có thể mua hàng ngay trên cùng nền tảng đó và những thông điệp truyền tải tới người tiêu dùng cũng rõ ràng, ngắn gọn kèm theo sự bắt mắt, đa dạng hoá của bộ nhận diện thương hiệu ở mỗi sản phẩm như: logo, bao bì sản phẩm.
Việc hợp tác với người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội cũng là một cách để quáng bá rộng rãi về mô hình kinh doanh và sản phẩm của siêu thị tiện lợi, đặc biệt là ở tệp khách hàng trẻ, họ thường có xu hướng mua theo và làm theo những người nổi tiếng mà họ thần tượng. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp có thể đầu tư vào việc chạy quảng cáo trên Google, Facebook, Instagram,… để tiếp cận khách hàng ngồi văn phòng. Tệp khách hàng này có tính chất công việc phải làm việc nhiều trên máy tính, ta có thể hiểu rõ về tính chất và từ đó làm quảng cáo dựa trên các nền tảng mà họ thường xuyên truy cập.
8. Đầu tư vào nhân viên và đào tạo ở cửa hàng tiện lợi
Đầu tư vào nhân viên và đào tạo là một phần quan trọng trong việc quản lý một cửa hàng tiện lợi thành công. Nhân viên chính là “gương mặt” của doanh nghiệp, và sự chuyên nghiệp, thân thiện của họ có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Đồng thời, đào tạo cũng giúp nhân viên nắm vững kiến thức về sản phẩm, quy trình làm việc và kỹ năng giao tiếp, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ và tăng doanh số bán hàng.
Bằng cách đầu tư vào đội ngũ nhân viên, bạn có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên nhân viên phát triển bản thân. Điều này có thể góp phần vào việc giữ chân nhân viên, giảm tỷ lệ nghỉ việc và tạo ra một đội ngũ nhân viên đầy đủ kỹ năng và năng lực. Để đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư vào nhân viên và đào tạo, cần có một kế hoạch đào tạo rõ ràng và liên tục. Có thể tổ chức các buổi huấn luyện định kỳ hoặc đào tạo nội bộ về sản phẩm, dịch vụ và kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra, cũng cần lắng nghe ý kiến phản hồi từ nhân viên và liên tục cải thiện chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
9. Giữ vững tài chính, phong độ
Trong một môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay, việc quản lý tài chính hiệu quả là chìa khóa để đối phó với các thách thức và tạo ra cơ hội mới cho sự thành công. Để giữ vững tài chính, cần phải xây dựng một kế hoạch ngân sách cẩn thận và chi tiết. Điều này bao gồm việc ước lượng chi phí cố định và biến động, dự đoán doanh thu và lợi nhuận, và đặt ra mục tiêu tài chính cụ thể cho doanh nghiệp. Kế hoạch ngân sách cần được đánh giá và điều chỉnh định kỳ để đảm bảo rằng nó vẫn phản ánh thực tế kinh doanh của cửa hàng.
Một yếu tố khác là việc quản lý công nợ và chi phí tài chính. Đảm bảo rằng các khoản phải thu được thu hồi kịp thời và quản lý các khoản nợ phải trả để tránh tình trạng nợ nần. Đồng thời, cần kiểm soát các chi phí không cần thiết và tìm cách tối ưu hóa chi phí để tăng lợi nhuận.
10. Sáng tạo và linh hoạt trong kinh doanh
Sự sáng tạo có thể thể hiện qua việc phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới, tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn, và thiết kế các chiến lược tiếp thị độc đáo và hiệu quả. Bằng cách này, cửa hàng có thể thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện tại và tạo ra một lợi ích kinh doanh bền vững.
Ngoài ra, linh hoạt là khả năng thích nghi và điều chỉnh trong môi trường kinh doanh biến đổi. Cửa hàng cần có khả năng nhanh chóng phản ứng và thích ứng với các thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, xu hướng thị trường và điều kiện kinh doanh. Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh bố trí cửa hàng, mở rộng hoặc thu nhỏ sản phẩm và dịch vụ, và thay đổi chiến lược giá cả và quảng cáo
Kết luận
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các khoá học kinh doanh cửa hàng tiện lợi, đừng quên liên hệ qua fanpage Rubytienloi để được hỗ trợ