“Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng?” là câu hỏi cực kỳ phổ biến đối với nhiều chủ cửa hàng khi mới bắt đầu kinh doanh. Bởi họ là người chưa có nhiều kinh nghiệm nên dễ gặp phải tình trạng không đủ vốn hoặc phân phối nguồn lực không hiệu quả. Vì thế, để tìm câu trả lời cho điều này, chúng ta cần xác định rõ từng khoản chi phí mở cửa hàng bán lẻ và lập dự trù số tiền cần thiết cho mỗi phần.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Ruby tìm hiểu về 9 loại chi phí khi mở cửa hàng bán lẻ cần thiết để có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách chính xác và hiệu quả hơn nhé!
1. Chi phí thuê mặt bằng
Khi mở cửa hàng bán lẻ thì mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của một mô hình kinh doanh. Chi phí này phụ thuộc chủ yếu như vị trí mặt bằng, kích thước, vị trí địa lý như trung tâm thành phố hay ngoại ô, độ đông dân cư, và mức độ tiện lợi của việc di chuyển…
Trong trường hợp bạn sử dụng mặt bằng gia đình có sẵn, chi phí này sẽ không cần nằm trong danh sách các khoản chi phí mở cửa hàng. Tuy nhiên, nếu không, đây có thể trở thành một phần chi phí quan trọng, chiếm tới 25% tổng vốn đầu tư. Đặc biệt, nếu bạn quyết định mở cửa hàng tại trung tâm thành phố thì chi phí thuê mặt bằng có thể cao hơn so với việc chọn mặt bằng ở khu vực hẻo lánh nhưng đồng thời sẽ mang lại nhiều giá trị lớn hơn cho việc kinh doanh của bạn.
2. Chi phí thiết kế và trang thiết bị
Sau mặt bằng thì đây có lẽ là khoản tiêu tốn nhiều tiền nhất khi mở cửa hàng bán lẻ. Về phần thiết kế và trang trí, các phần sau thường đòi hỏi chi phí:
- Hoàn thiện sàn, sơn và cải tạo cửa hàng.
- Xây dựng biển hiệu đặt tên.
- Áp dụng hình ảnh trang trí và trưng bày sản phẩm.
- Về trang bị, dưới đây là danh sách cụ thể để mua:
- Hệ thống ánh sáng và âm thanh.
- Kệ, tủ, giá để trưng bày, cũng như bàn và ghế cho khách.
- Hệ thống giám sát qua camera.
- Thiết bị bán hàng như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, cân điện tử (đối với cửa hàng thực phẩm) và máy in mã vạch.
Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng có thể giúp chủ cửa hàng quản lý sản phẩm, tồn kho, lãi lỗ, thông tin khách hàng và nhân viên. Điều này giúp hạn chế lãng phí và gian lận, tạo nền tảng cho việc kinh doanh ổn định hơn.
3. Chi phí nhập hàng
Một khía cạnh vô cùng quan trọng khi điều hành cửa hàng là việc quản lý chi phí hàng hóa. Chi phí nhập hàng có thể biến đổi đáng kể tùy thuộc vào loại sản phẩm bạn kinh doanh và cách tìm nguồn cung cấp hoặc nguồn hàng. Nhưng khi biết đàm phán giá, bạn có thể nhập hàng với chi phí thấp hơn, mức chiết khấu cao hơn, thậm chí nhận được những ưu đãi đặc biệt khác.
Ruby gợi ý cho bạn một tips nhỏ là bạn có thể nhập các loại hàng hóa cần thiết và phố biến về cửa hàng để bán trước, sau đó mở rộng và đa dạng danh mục hàng hóa dần dần trong tương lai.
Xem thêm: Bài viết Top 30+ nhà cung cấp nguồn hàng tạp hóa, siêu thị mini tại Hà Nội tại đây
4. Chi phí đăng ký kinh doanh và các loại thuế
Dù bạn hoạt động kinh doanh nhỏ hay mở cửa hàng quy mô lớn, việc nộp thuế cho Nhà nước là bắt buộc. Điều này đảm bảo rằng bạn tuân thủ luật pháp và tránh vi phạm. Để đảm bảo việc này, hãy hiểu rõ hệ thống thuế và các loại thuế quan trọng sau:
- Thuế giá trị gia tăng: Thuế VAT là một khoản thuế quan trọng trong việc quản lý kinh doanh. Khi bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn phải tính và thu thuế VAT từ khách hàng, sau đó nộp cho Nhà nước.
- Thuế thu nhập cá nhân: Bạn cần tính toán và nộp một phần thuế này dựa trên thu nhập hàng tháng hoặc hàng năm. Việc này đảm bảo rằng bạn đóng góp phần của mình cho ngân sách nhà nước.
5. Các khoản phí dịch vụ
Để duy trì hoạt động của cửa hàng, bạn cần thanh toán các khoản phí dịch vụ quan trọng, bao gồm:
- Kinh phí tiện ích như điện và nước: Đảm bảo hoạt động của cửa hàng luôn được cung cấp nguồn năng lượng và nguồn nước cần thiết.
- Cước phí sử dụng Internet và điện thoại: Giúp duy trì kết nối và giao dịch thông tin hiệu quả.
- Phí vệ sinh: Đảm bảo môi trường làm việc và môi trường giao dịch sạch sẽ và an toàn.
6. Chi phí thuê nhân viên
Chi phí này có thể không cần thiết nếu cửa hàng bạn mở có quy mô nhỏ và bạn là người trực tiếp đứng ra quản lý và bán hàng. Nhưng nếu xác định mở cửa hàng bán lẻ với quy mô lớn, đồng thời hướng tới việc “làm chủ thảnh thơi” thì việc thuê nhân viên bán hàng là hết sức cần thiết.
Việc phân tích cụ thể từng phần chi phí như lương cơ bản, phụ cấp, chi phí đồng phục, chi phí vận chuyển, và ngay cả các khoản phí liên quan đến việc sử dụng điện thoại sẽ giúp bạn thực hiện quản lý tài chính một cách hiệu quả và minh bạch hơn. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng nguồn tài chính sẽ được sử dụng một cách thông minh và hợp lý, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất của đội ngũ bán hàng mới.
Ví dụ: Cửa hàng tiện lợi S Mart 24/7 của Ruby hiện tại đang có 10 nhân sự lòng cốt là những thành viên đã đồng hành và gắn bó với Ruby trên 1 năm làm việc.
7. Chi phí marketing
Trước khi mở cửa kinh doanh, việc tạo sự nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng đang trở thành mục tiêu quan trọng. Để làm cho điều này thực sự nổi bật, bạn cần xem xét việc đầu tư vào hoạt động quảng cáo và marketing. Biển quảng cáo có thể giúp đánh dấu sự hiện diện của bạn, cùng với sự kết hợp của những chiến lược tiếp thị khác.
Khi bạn tính toán chi phí cho những hoạt động này, bạn cần cân nhắc khoảng từ 6 đến 8 triệu đồng, bao gồm cả việc chạy quảng cáo, thiết kế, và in ấn. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn đủ tài chính để thực hiện các chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhằm tối ưu hóa tầm nhìn và thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng tiềm năng.
Trải nghiệm học thử MIỄN PHÍ khóa học “Mở khóa kinh doanh cửa hàng bán lẻ” của Rubytienloi tại đây
8. Chi phí đóng gói hàng hóa và vận chuyển
Đối với các cửa hàng kết hợp cả hình thức kinh doanh online thì thường phát sinh thêm khoản chi phí mở cửa hàng này, vì bạn sẽ có rất nhiều khách không mua hàng trực tiếp mà chỉ đặt qua mạng.
Ví dụ: Cửa hàng tiện lợi S Mart của Ruby có kết hợp bán hàng online trên Foodapp
Do vậy, bạn cần dự trù trước tiền đóng gói hàng hóa gồm mua bao bì, nhãn dán, vật chèn (túi bóng khí, xốp,…) và phí ship hàng (nội – ngoại thành, trong – ngoài nước). Đặc biệt là bạn cần quy định rõ xem khoản phí này có cộng vào giá bán hay không, nếu để riêng thì khách chịu hay cửa hàng chịu.
9. Chi phí hao mòn
Trong trường hợp tài sản của cửa hàng cố định, bạn cũng cần tính đến chi phí suy giảm giá trị của tài sản theo thời gian do sự hao mòn và sử dụng. Ví dụ, nếu bạn mua một chiếc tủ bảo quản với giá 20 triệu đồng và dự kiến suy giảm giá trị trong vòng 5 năm, thì mỗi năm bạn sẽ mất 4 triệu đồng. Tức là sau 5 năm, giá trị của chiếc tủ bảo quản sẽ giảm xuống còn 16 triệu đồng, tức là mất 4 triệu đồng so với giá ban đầu.
Quá trình tính toán chi phí suy giảm giá trị đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị thực tế của tài sản và ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc cửa hàng của bạn.
Trên đây là 9 loại chi phí khi mở cửa hàng bán lẻ cần thiết cho chủ kinh doanh. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại phần nào sự hữu ích đến với bạn. Ruby chúc bạn kinh doanh thành công!