Sự khác nhau giữa siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi là gì?

Mô hình “siêu thị mini” và “cửa hàng tiện lợi” đang ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam. Vì xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang ngày càng có sự dịch chuyển để hướng tới những dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi.

Mặc dù hai mô hình này đã xuất hiện tại Việt Nam đã lâu, nhưng có nhiều người vẫn còn khá mơ hồ khi về hai khái niệm “siêu thị mini” và “cửa hàng tiện lợi. Vì thế, bài viết dưới đây, Ruby sẽ chia sẻ đến bạn sự khác nhau giữa siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi là gì nhé!

1. Khái niệm

1.1 Siêu thị mini là gì?

Siêu thị mini là mô hình kinh doanh tương tự như như siêu thị nhưng với diện tích, quy mô nhỏ hơn. Theo quy định của pháp luật, siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp.

Nó là một địa điểm, cơ sở buôn bán lẻ có đăng ký kinh doanh theo quy định của nhà nước, được điều hành bởi một người chủ, một nhóm người hoặc một tập đoàn. Các mặt hàng siêu thị mini rất đa dạng phục vụ đầy đủ nhu cầu mua sắm thiết yếu của khách hàng.

Ví dụ: Winmart, K Mart, Annam Gourmet (cao cấp), L’s Pace

Siêu thị mini Winmart
Siêu thị mini K-market
Siêu thị mini Annam Gourmet

1.2 Cửa hàng tiện lợi là gì?

Cửa hàng tiện lợi là hình thức kinh doanh bán lẻ tương tự như siêu thị mini nhưng với quy mô nhỏ. Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các sản phẩm thiết yếu như nước đóng chai, nhu yếu phẩm, vật dụng cá nhân, và đồ ăn chế biến tại chỗ. Không chỉ vậy, cửa hàng tiện lợi còn mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng với các dịch vụ như nạp tiền điện thoại, thẻ game, thanh toán tiền điện nước, và rút tiền – đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm trong một nơi duy nhất.

Với diện tích thường từ 50m2 đến 200m2, các cửa hàng tiện lợi hoạt động liên tục 24/7, cả trong các ngày lễ Tết.

Tuy giá sản phẩm tại cửa hàng tiện lợi có thể cao hơn so với tạp hóa truyền thống hay siêu thị do nhập số lượng hàng tồn kho ít hơn. Nhưng đó lại là điểm mạnh của chúng, khiến các sản phẩm luôn mới và tươi ngon hơn. Bạn cũng sẽ dễ dàng bất ngờ bởi không gian quầy chế biến thức ăn nhanh, cho phép bạn thưởng thức những món ăn tươi ngon ngay tại chỗ mà không cần mất thời gian đến nhà hàng.

Các cửa hàng tiện lợi thường xuất hiện tại các khu vực “sầm uất” như gần trường học, các tòa nhà văn phòng, hay khu dân cư đông đúc. Điều này giúp bạn dễ dàng tìm thấy một cửa hàng tiện lợi ngay gần khu vực bạn sinh sống hoặc làm việc.

Ví dụ: Cirkle K, 7-Eleven, S Mart

Su-khac-nhau-giua-sieu-thi-mini-va-cua-hang-tien-loi1
Cửa hàng tiện lợi 7-Eleven
Cửa hàng tiện lợi Cirkle K
Cửa hàng tiện lợi S Mart

2. Sự khác nhau giữa siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi

Cửa hàng tiện lợi và Siêu thị mini đều là những hệ thống bán hàng hiện đại, cung cấp một loạt các sản phẩm thiết yếu và được quản lý chặt chẽ bằng quy trình chuyên nghiệp với nhiều điểm chung như sau:

2.1 Điểm giống nhau

  • Đảm bảo an toàn:  Với việc cam kết cung cấp các sản phẩm có nhãn mác rõ ràng và nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, cũng như quy trình kinh doanh chuyên nghiệp và quản lý vận hành trực tiếp, hai mô hình luôn được đánh giá có độ an toàn cao để mang đến sự tin tưởng cho khách hàng.
  • Vốn đầu tư thấp: Chỉ với mức chi phí dưới 500 triệu đồng, bạn có thể sở hữu một siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi và đưa vào hoạt động.
  • Hồi vốn nhanh: Một điểm mạnh khác của Cửa hàng tiện lợi và Siêu thị mini là khả năng thu hồi vốn nhanh chóng. Nếu kinh doanh thuận lợi, bạn có thể thu hồi lại vốn trong thời gian ngắn, chỉ từ 3 đến 6 tháng.
Phân biệt cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini

2.2 Điểm khác nhau

Siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi tưởng rằng có nhiều nét tương đồng nhưng thật ra hai mô hình này có những khác biệt cụ thể.  Vậy đó là gì? Cùng Ruby tim hiểu ngay dưới đây thôi nào!

Cửa hàng tiện lợiSiêu thị mini
Khách hàng– Là đối tượng trẻ, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, dân văn phòng,…
– Đối tượng bận rộn, không có đủ thời gian mua sắm.
– Nhu cầu ăn uống nhanh chóng, đơn giản.
– Là đối tượng có gia đình, độ tuổi trên 25, thường là các người nội trợ.
– Đối tượng có nhiều thời gian mua sắm và xem xét đánh giá sản phẩm.
– Nhu cầu ăn uống cầu kỳ, cần đảm bảo đầy đủ 
Sản phẩm– Các mặt hàng mang tính tiện lợi, có thể sử dụng ngay như: thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, nước giải khát, bia rượu, thuốc lá, dược phẩm, mỹ phẩm,…– Các mặt hàng phục vụ cho gia đình như thực phẩm: thịt cá, rau củ, sữa,…và một số loại hàng hóa gia dụng thiết yếu như: chất tẩy rửa, dầu ăn,… 
Dịch vụ– Cung cấp các dịch vụ tiện ích như thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại), thẻ điện thoại, nạp game,…
– Phục vụ xuyên suốt 24/24, kể cả cuối tuần, lễ, Tết.
– Không cung cấp các dịch vụ tiện ích bổ sung như cửa hàng tiện lợi.
– Phục vụ từ sáng đến tối, thông thường từ 8h sáng đến 10h tối, ngày lễ đôi khi đóng cửa.
Địa điểm– Tọa lạc tại các địa điểm gần trường học, công ty, có nhiều dân công sở.– Tọa lạc tại nơi có đông hộ gia đình sinh sống như tòa nhà, khu đô thị.
Chủ sở hữu– Chủ sở hữu độc lập với tên gọi riêng.
– Phần lớn là nhượng quyền thương hiệu lớn như: Circle K, 7-Eleven, Ministop,…
– Chủ sở hữu thường là các doanh nghiệp, nhà sản xuất lớn.
– Phần lớn nằm trong cùng hệ thống các siêu thị lớn như: Co.op Food, Satra Foods, Hapro food,…
Giá cả– Giá “nhỉnh” hơn so với các kênh bán hàng khác.– Ưu tiên mức giá rẻ, giá tốt cho người mua.
Chương trình khuyến mại– Các chương trình khuyến mãi mang nhiều yếu tố sáng tạo, tạo sự tò mò, thích thú, kích thích khách mua hàng.– Các chương trình khuyến mãi giảm giá kinh điển, tập trung vào yếu tố giá cả.
Sự khác nhau giữa siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi

3. Kết luận

Tóm lại, trong cuộc chiến “ngang sức ngang tài” giữa cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini, người được lợi nhiều nhất vẫn là người tiêu dùng nhưng người kinh doanh nhận được về những lợi ích cũng không kém cạnh. Do đây là hai mô hình ngày càng phổ biến và cực kỳ tiềm năng trong tương lai. Ruby chúc bạn kinh doanh thành công nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top